NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA BÁC
16 giờ ngày 12/8/1969, Bác gặp đồng chí Lê Đức Thọ tại nhà nghỉ Hồ Tây nghe báo cáo tình hình Hội nghị Paris. Đêm hôm đó, Bác lên cơn sốt và ho, những ngày sau đó Bác ho nhiều hơn, sốt nặng hơn. Nhưng Bác vẫn lên, xuống nhà sàn làm việc. Ngày 18/8,theo đề nghị của bác sĩ,Bác Hồ không làm việc ở nhà sàn gỗ nữa. Người xuống ở và làm việc tại ngôi nhà 67. Kể từ hôm đó, những ngày quy luật của cuộc đời đến với Bác Hồ ở nơi đây. Ngày 29/8/1969, Bác nói với Thủ tướng Phạm Văn Đồng: "Ngày lễ Quốc khánh Bác sẽ ra dự mươi, mười lăm phút". Ngày 2/9/1969, Bác bị một cơn đau tim nặng. Theo dõi trên máy điện tim thì đến 9 giờ 15 tim Bác ngừng đập hẳn. Các bác sĩ, anh em bảo vệ chúng tôi thay nhau dùng sức ấn lên ngực Bác, mong sao tim Người đập trở lại. Cho đến 9 giờ 47 phút, Thủ tướng Phạm Văn Đồng trào nước mắt: "Thôi các đồng chí ạ, Bác của chúng ta không qua khỏi nữa rồi". 9 giờ 47 phút ngày 2/9/1969, từ nơi đây truyền đến cho nhân loại nỗi đau Bác Hồ ra đi mãi mãi để cho "đời tuôn nước mắt". Ngày 2/9/1945, Bác Hồ đã cứu dân tộc khỏi kiếp khổ nạn, mang lại hạnh phúc độc lập cho mọi người dân, nhưng ngày đó Bác có được hưởng đâu. Con số 9 mới linh thiêng làm sao: Bác ra đi lúc 9 giờ 47 phút, ngày 2/9/1969, thọ 79 tuổi. Ngày 9/9/1969, cả dân tộc làm lễ truy điệu tiễn đưa Người về với thế giới người hiền. Suốt 15 năm Bác sống và làm việc ở khu Phủ Chủ tịch, không có một lần nào dân kéo về nhà Bác để làm bận lòng Bác. Trong những ngày Bác yếu, tuy giữ bí mật rất cao về tình trạng sức khỏe của Bác, nhưng xe cộ hàng ngày ra vào nhiều, đưa các đồng chí Trung ương vào thăm Bác, đưa bác sĩ vào chữa bệnh cho Bác, đưa các phương tiện vào để chạy chữa bệnh cho Bác..., nên dân dự đoán rằng có thể Bác ốm. Vì thế, có nhiều người dân đến Cổng đỏ (cổng ra vào Phủ Chủ tịch, hàng ngày Bác Hồ vẫn thường đi lại cổng này), nói lên một tâm nguyện: "Nếu đúng Bác ốm, chúng tôi xin hiến trái tim của mình để thay tim cho Bác". Từ ngày 3 đến ngày 6/9/1969, dòng người không lúc nào vắng, buồn rầu đội mưa thầm lặng, trật tự đi đến Lễ đài Ba Đình để viếng ảnh Bác. Và những ngày thi hài Bác quàn trong linh cữu đặt tại Hội trường Ba Đình, vì đông người vào viếng nên có những cháu nhỏ không vào viếng Bác được, cứ giằng co với công an bảo vệ ngoài Hội trường, khóc lóc thảm thiết: Các chú trả Bác cho chúng cháu đây... Bác ra đi chính xác vào hồi 9 giờ 47 phút sáng ngày 2 tháng 9 năm 1969, tức ngày 21 tháng 7 âm lịch,hưởng thọ 79 tuổi.
Để ghi lại sự kiện đau buồn này, nhà thơ Tố Hữu đã ghi viết ra bài thơ "Bác ơi!" vào ngày 6/9/1969: "Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa... Chiều nay con chạy về thăm Bác Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!
Con lại lần theo lối sỏi quen Đến bên thang gác, đứng nhìn lên Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa? Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!
Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười! Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Quanh mặt hồ in mây trắng bay... Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài! Trái bưởi kia vàng ngọt với ai
Ôm cả non sông, mọi kiếp người. Bác ơi, tim Bác mênh mông thế Năm canh bớt nặng nỗi thương đời Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi
Cho hôm nay và cho mai sau... Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ Nỗi đau dân nước, nỗi năm châu Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau
Sữa để em thơ, lụa tặng già Tự do cho mỗi đời nô lệ Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa Bác sống như trời đất của ta
Lắng mỗi tin mừng tiếng súng xa. Bác nghe từng bước trên tiền tuyến Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà
Nâng niu tất cả chỉ quên mình. Vui tiếng ca chung hoà bốn biển Vui mỗi mầm non, trái chín cành Bác vui như ánh buổi bình minh
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn. Mong manh áo vải hồn muôn trượng Một đời thanh bạch, chẳng vàng son Bác để tình thương cho chúng con
Nghĩa nặng, lòng không dám khóc nhiều Ra đi, Bác dặn: "Còn non nước..." Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu? Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều
Dắt chúng con cùng nhau tiến lên! Ánh hào quang đỏ thêm sông núi Mác - Lênin, thế giới Người hiền Bác đã lên đường theo tổ tiên
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn." Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn